Telegraphic Transfer (T/T) hay chuyển tiền điện tín là một hình thức chuyển tiền quốc tế, trong đó người mua (bên nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của người bán (bên xuất khẩu).
Quy trình này thường diễn ra thông qua mạng lưới liên ngân hàng quốc tế, chẳng hạn như SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), USD, EUR, JPY hoặc bất kỳ loại tiền tệ nào mà ngân hàng hỗ trợ.
Một ví dụ thực tế là khi doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, họ có thể sử dụng phương thức T/T để thanh toán cho đối tác.
Thay vì phải chờ đợi nhiều ngày như các phương thức truyền thống khác, T/T cho phép việc chuyển tiền diễn ra nhanh chóng và an toàn, giúp giao dịch hoàn tất sớm hơn.
Quy trình thực hiện thanh toán Telegraphic Transfer
Quy trình thanh toán tiền điện tín được diễn ra như sau:
- Bước 1: Quy trình bắt đầu khi người thụ hưởng tức là bên bán hoặc nhà cung cấp sẽ hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết bao gồm việc giao hàng, cung cấp dịch vụ, hoặc hoàn thành bất kỳ thỏa thuận nào được quy định trong hợp đồng.
- Bước 2: Sau khi người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ, người yêu cầu chuyển tiền, thường là bên mua hoặc người nhập khẩu sẽ ra lệnh cho ngân hàng của mình thực hiện chuyển tiền quốc tế.
- Bước 3: Khi nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng chuyển tiền sẽ trích số tiền tương ứng từ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền.
- Bước 4: Sau khi trừ tiền từ tài khoản của người yêu cầu, ngân hàng chuyển tiền sẽ phát lệnh thanh toán tới ngân hàng nhận tiền ở quốc gia của người thụ hưởng.
- Bước 5: Khi ngân hàng nhận tiền nhận được lệnh thanh toán, họ sẽ báo nợ tài khoản của ngân hàng chuyển tiền để hoàn tất giao dịch.
- Bước 6: Cuối cùng, khi tiền đã được chuyển vào tài khoản của ngân hàng thụ hưởng, họ sẽ báo có vào tài khoản của người hưởng lợi.
Chứng từ thủ tục thanh toán tiền điện tín
Dưới đây là các loại chứng từ và thủ tục thanh toán Telegraphic Transfer T/T mà bạn nên biết: Khi doanh nghiệp lựa chọn phương thức chuyển tiền trước, tức là người mua phải thanh toán toàn bộ hoặc một phần giá trị hàng hóa trước khi nhận hàng. Các chứng từ cần thiết bao gồm:
- Lệnh chuyển tiền T/T
- Hợp đồng thương mại hàng hóa
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ nếu có
Đối với phương thức chuyển tiền trả sau, tức là người mua chỉ thanh toán sau khi nhận hàng, ngoài các chứng từ tương tự như trong trường hợp chuyển tiền trước, cần bổ sung thêm các chứng từ sau:
- Giấy khai báo hải quan
- Tài liệu hóa đơn thương mại
- Mã vận đơn
Lưu ý: Khi thanh toán bằng phương thức chuyển tiền trước, các chứng từ như tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, và vận đơn sẽ được xuất trình cho ngân hàng khi nhận hàng.
Ưu và nhược điểm của thanh toán T/T
Ưu điểm:
- Thanh toán T/T thường diễn ra nhanh chóng, giúp người bán nhận được tiền trong thời gian ngắn, thường chỉ vài ngày sau khi giao dịch được thực hiện.
- Thủ tục thanh toán T/T khá đơn giản, không yêu cầu nhiều giấy tờ phức tạp như các phương thức thanh toán khác. Hơn nữa, phương thức này có thể được áp dụng cho nhiều loại giao dịch khác nhau.
- So với các phương thức thanh toán khác như Phương thức thanh toán D/A hay L/C, T/T có chi phí thấp hơn, giúp giảm bớt chi phí giao dịch cho các bên.
Nhược điểm:
- Trong trường hợp người mua không tuân thủ cam kết thanh toán, người bán có thể gặp rủi ro mất tiền mà không nhận được hàng hóa.
- Quá trình thanh toán T/T phụ thuộc vào các quy định và thủ tục của ngân hàng.
- T/T không cung cấp mức độ bảo vệ cao cho người mua và người bán như phương thức L/C.
Phân biệt phương thức thanh toán T/T cùng L/C và D/P
Ba phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay là T/T (Telegraphic Transfer), L/C (Letter of Credit), và D/P (Documents Against Payment). Dưới đây là bảng so sánh chi tiết 3 loại phương thức thanh toán này:
T/T (Telegraphic Transfer) | L/C (Letter of Credit) | D/P (Documents Against Payment) | |
---|---|---|---|
Khái niệm | Chuyển tiền điện tử từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán. | Ngân hàng cam kết thanh toán thay cho người mua khi nhận được các chứng từ hợp lệ từ người bán. | Người mua thanh toán sau khi nhận được các chứng từ giao hàng từ ngân hàng của người bán. |
Đối tượng sử dụng | Phù hợp với giao dịch có độ tin cậy cao giữa người mua và người bán. | Phù hợp với giao dịch quốc tế, đặc biệt khi người mua và người bán không có sự tin cậy cao. | Thường dùng trong thương mại quốc tế với mức độ rủi ro trung bình. |
Quy trình thanh toán | Đơn giản, nhanh chóng, người mua chỉ cần lệnh chuyển tiền. | Phức tạp, yêu cầu nhiều chứng từ và quy trình kiểm tra từ ngân hàng. | Đơn giản hơn L/C, nhưng yêu cầu người mua phải thanh toán ngay khi nhận chứng từ. |
Thời gian thanh toán | Thanh toán trước hoặc sau khi nhận hàng tùy thỏa thuận. | Thanh toán ngay khi nhận chứng từ hợp lệ. | Thanh toán khi nhận chứng từ từ ngân hàng. |
Chi phí | Thấp, chủ yếu là phí chuyển tiền. | Cao, bao gồm phí mở L/C, phí xác nhận, phí kiểm tra chứng từ, v.v. | Trung bình, chủ yếu là phí dịch vụ ngân hàng. |
Độ phức tạp | Đơn giản, ít yêu cầu chứng từ. | Phức tạp, yêu cầu nhiều chứng từ và thủ tục kiểm tra kỹ lưỡng. | Trung bình, yêu cầu chứng từ nhưng quy trình đơn giản hơn L/C. |
Ứng dụng thực tế | Thường dùng trong các giao dịch nhỏ lẻ hoặc với đối tác tin cậy. | Thường dùng trong các giao dịch lớn, đối tác mới hoặc chưa có sự tin cậy cao. | Dùng khi người mua cần nhận hàng ngay nhưng chưa đủ điều kiện thanh toán toàn bộ. |
=>> Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về thư tín dụng L/C thì bạn hãy đọc qua bài viết giải đáp Thư tín dụng Letter of Credit L/C là gì?
Quy trình thanh toán T/T trả trước như thế nào?
Quy trình thanh toán Telegraphic Transfer T/T trả trước diễn ra như sau:
- Bước 1: Thỏa thuận hợp đồng
- Bước 2: Người mua thực hiện lệnh chuyển tiền
- Bước 3: Ngân hàng xử lý giao dịch
- Bước 4: Người bán xác nhận nhận tiền
- Bước 5: Giao hàng và hoàn tất giao dịch
T/T 30 days là gì?
T/T 30 days là hình thức thanh toán mà người mua cam kết thanh toán bằng phương thức chuyển khoản điện tử trong vòng 30 ngày kể từ ngày hóa đơn được phát hành hoặc hàng hóa được giao.
Kết luận
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về quy trình và thủ tục thanh toán chuyển tiền điện tín. Nếu còn thắc mắc phương thức thanh toán Telegraphic Transfer (T/T) là gì thì hãy liên hệ với mình để được giải đáp đáp chi tiết hơn nhé. =>> Bên cạnh phương thức thanh toán T/T, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về phương thức Phương thức thanh toán D/P (Document Against Payment)
Nội dung bài viết được tham khảo từ Thông tư 37/2016/TT-NHNN quản lý vận hành sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia cùng 1 số tài liệu khác được quy định trong luật xuất nhập khẩu, hải quan của Việt Nam.
Ghi chú: Chúng tôi không trực tiếp cung cấp câu trả lời mà thay vào đó, chúng tôi tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy trên internet bao gồm các trang báo chính thống như VnExpress hoặc các trang chuyên chia sẻ luật như Thư Viện Pháp Luật, cùng với các tài liệu, hiến pháp, quy định chính thống được luật pháp Việt Nam quy định trong các bộ luật thương mại, luật hải quan, luật xuất nhập khẩu,... Điều này giúp bạn đọc có được câu trả lời chi tiết, nhanh chóng và chính xác nhất mà không cần phải tìm đọc nhiều bài viết và tiết kiệm thời gian của bạn.