Phí xử lý hàng hóa Terminal Handling Charge là gì? Cách tính phí xử lý hàng hóa THC

Phí xử lý hàng hóa Terminal Handling Charge là khoản phí liên quan đến việc xử lý hàng hóa tại cảng, bao gồm cảng xuất phát và cảng đích.

THC bao gồm các chi phí như bốc xếp hàng từ tàu xuống cảng, lưu kho tại cảng, và các dịch vụ khác tại cảng. 

Ví dụ nếu bạn xuất khẩu một lô hàng nông sản từ Việt Nam sang châu Âu, tại cảng xuất khẩu (ví dụ: cảng Hải Phòng), bạn sẽ phải trả THC để chi trả cho việc bốc dỡ hàng từ xe tải lên tàu. Khi hàng hóa đến cảng nhập khẩu tại châu Âu, bạn cũng sẽ phải trả THC để chi trả cho việc dỡ hàng từ tàu xuống cảng.

Cách tính phí xử lý hàng hóa THC

Phí THC thường được tính theo đơn vị container, và có sự khác biệt giữa container 20 feet (TEU) và 40 feet (FEU). Mức phí này còn phụ thuộc vào từng khu vực, hãng tàu, và thời điểm. Cụ thể:

  • Container 20 feet (TEU): Đây là loại container nhỏ, và phí THC thường dao động từ 50 USD đến 85 USD tùy theo hãng tàu và thời gian.
  • Container 40 feet (FEU): Với kích thước lớn hơn, mức phí THC thường cao hơn, từ 75 USD đến 115 USD.

Giả sử công ty của bạn cần xuất khẩu một lô hàng với số lượng 5 container 20 feet và 3 container 40 feet. Dưới đây là cách tính phí THC:

  • Container 20 feet (TEU): 5 container x 60 USD/container = 300 USD
  • Container 40 feet (FEU): 3 container x 90 USD/container = 270 USD

Như vậy, tổng chi phí THC cho lô hàng này là: 300 USD + 270 USD = 570 USD.

Cách giảm thiểu phí xử lý hàng hóa

Dưới đây là các cách giúp doanh nghiệp bạn giảm thiểu chi phí xử lý hàng hóa mà bạn có thể tham khảo: 

  • Tối ưu hóa quy trình đóng gói: Sử dụng các vật liệu đóng gói phù hợp và đảm bảo hàng hóa được đóng gói chắc chắn sẽ giảm thiểu rủi ro hư hỏng.
  • Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp: Vận chuyển bằng đường biển thường rẻ hơn so với đường hàng không. Tuy nhiên, nếu bạn cần hàng hóa đến nhanh, đường hàng không có thể là lựa chọn tốt hơn.
  • Lên kế hoạch vận chuyển hợp lý: Bạn nên tính toán trước về lịch trình và quãng đường vận chuyển để tối ưu hóa thời gian và chi phí.
  • Sử dụng công nghệ quản lý Logistics: Công nghệ quản lý logistics hiện đại như hệ thống quản lý kho (WMS) và hệ thống quản lý vận tải (TMS) có thể giúp bạn theo dõi và quản lý hàng hóa một cách hiệu quả. 
  • Hợp tác với các đơn vị vận chuyển uy tín: Chọn những đơn vị vận chuyển uy tín và có kinh nghiệm trong ngành logistics sẽ giúp bạn đảm bảo hàng hóa được xử lý một cách chuyên nghiệp và tiết kiệm chi phí. 

Phân biệt Phí THC, Phí Handling và Phí Pick Up/Off Container

Phí THC, Phí Handling và Phí Pick Up/Off Container là 3 loại phí thường gây nhầm lẫn cho nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Dưới đây là bảng phân biệt 3 thuật ngữ này mà bạn có thể tham khảo: 

Phí THCPhí HandlingPhí Pick Up/Off Container
Định nghĩaPhí mà hãng tàu thu nhằm bù đắp các chi phí phát sinh tại cảng khi xếp dỡ container lên hoặc xuống tàu.Phí cho các dịch vụ như quản lý giấy tờ, thủ tục hải quan, hoặc các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình vận chuyển.Phí mà shipper (người gửi hàng) phải thanh toán cho cảng khi nâng hoặc hạ container lên xe kéo chuyên dụng
Người thu phíHãng tàuCông ty logistics, forwarderCảng
Mục đíchBù đắp chi phí xếp dỡ containerBù đắp chi phí quản lý, xử lý giấy tờChi phí nâng hạ container
Thời điểm phát sinhKhi xếp dỡ container tại cảngKhi thực hiện dịch vụ logisticsKhi làm thủ tục hải quan, vận chuyển
Đối tượng áp dụngCả xuất khẩu và nhập khẩuXuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển nội địaXuất khẩu và nhập khẩu

Có nên gộp phí handling và phí vận tải biển không? 

Trên thực tế, việc tách riêng phí Handling và cước phí vận tải biển mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc gộp 2 chi phí này lại với nhau. 

  • Khi tách riêng phí Handling và cước vận tải, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và quản lý chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển.
  • Việc báo giá cước vận tải và phí Handling riêng biệt giúp các đơn vị vận chuyển cạnh tranh lành mạnh hơn. Khách hàng có thể so sánh và lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
  • Khi các chi phí được tách riêng, chủ hàng dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ từng khoản phí mình phải trả.

Vì vậy mà hiện nay các công ty vận tải và forwarder thường báo giá cước vận tải biển và phí Handling riêng biệt. Việc này không chỉ giúp minh bạch hóa chi phí mà còn tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn các dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu vận chuyển của họ.

Handling trong xuất nhập khẩu là gì?

Handling (xử lý hàng hóa) bao gồm các hoạt động cần thiết để di chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến nơi nhận, đảm bảo chúng được vận chuyển một cách an toàn và hiệu quả. ác hoạt động xử lý hàng hóa thường bao gồm:

  • Xử lý tại cảng biển hoặc sân bay
  • Vận chuyển nội bộ
  • Đóng gói và đánh dấu
  • …..

Tại sao phí xử lý hàng hóa lại thay đổi theo từng thời điểm?

Phí xử lý hàng hóa (handling charges) không phải lúc nào cũng cố định mà thường thay đổi theo từng thời điểm. Dưới đây là những lý do chính giải thích tại sao phí này lại biến động:

  • Tình hình cung cầu
  • Biến động giá nhiên liệu
  • Chính sách và quy định
  • Tình hình kinh tế và chính trị
  • ……

Chẳng hạn, vào mùa cao điểm mua sắm như dịp Tết Nguyên Đán, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng đột biến, dẫn đến việc phí xử lý hàng hóa tại các cảng biển lớn cũng tăng theo. Trong khi đó, vào những tháng ít hoạt động, phí này có thể giảm do nhu cầu thấp hơn.

=>> Bên cạnh Terminal Handling Charge, có lẽ bạn cũng muốn tìm hiểu thêm về thuật ngữ Demurrage và Detention là gì?

Kết luận

Phí xử lý hàng hóa Terminal Handling Charge tuy nhỏ, nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến chi phí logistics tổng thể. Nếu còn thắc mắc phí xử lý hàng hóa Terminal Handling Charge là gì thì hãy liên hệ với Isis Logistics để được giải đáp chi tiết hơn nhé.

5/5 - (2 bình chọn)

Ghi chú: Chúng tôi không trực tiếp cung cấp câu trả lời mà thay vào đó, chúng tôi tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy trên internet bao gồm các trang báo chính thống như VnExpress hoặc các trang chuyên chia sẻ luật như Thư Viện Pháp Luật, cùng với các tài liệu, hiến pháp, quy định chính thống được luật pháp Việt Nam quy định trong các bộ luật thương mại, luật hải quan, luật xuất nhập khẩu,... Điều này giúp bạn đọc có được câu trả lời chi tiết, nhanh chóng và chính xác nhất mà không cần phải tìm đọc nhiều bài viết và tiết kiệm thời gian của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *