Hàng rào phi thuế quan Non-Tariff Barriers là gì? Các loại hàng rào phi thuế quan hiện nay

Hàng rào phi thuế quan hay Non-Tariff Barriers là những biện pháp mà chính phủ các quốc gia áp dụng để hạn chế hoặc kiểm soát luồng hàng hóa nhập khẩu mà không sử dụng thuế quan truyền thống. 

Thay vì tăng thuế suất để bảo vệ sản phẩm nội địa, chính phủ sẽ sử dụng các quy định về kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép nhập khẩu, và hạn ngạch.

Chẳng hạn, để xuất khẩu nông sản sang EU, doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo sản phẩm không chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép, phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm như HACCP hay GlobalGAP. Các quy định này được đặt ra nhằm bảo vệ người tiêu dùng, nhưng đôi khi lại gây khó khăn cho doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn này được gọi là hàng rào phi thuế quan. 

=>> Bên cạnh hạn ngạch phi thuế quan thì bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về hạn ngạch thuế quan Tariff Rate Quota là gì?

Các loại hàng rào phi thuế quan phổ biến hiện nay

Hiện nay có một số loại hàng rào phi thuế quan Non-Tariff Barriers được các nước trên thế giới áp dụng như sau: 

  • Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định vệ sinh 
  • Hạn ngạch nhập khẩu 
  • Quy tắc xuất xứ 
  • Các biện pháp tự vệ thương mại 
  • Quy định về bao bì và nhãn mác 
  • Giấy phép nhập khẩu 
  • ……

=>> Nếu bạn chưa biết đến các loại giấy phép xuất nhập khẩu thì bạn hãy đọc qua bài viết giấy phép xuất nhập khẩu là gì để hiểu rõ hơn nhé.

Tình hình hàng rào phi thuế quan tại Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường, thì hàng rào phi thuế quan (non-tariff barriers) đã và đang trở thành công cụ quan trọng trong chính sách thương mại của Việt Nam. 

Việt Nam hiện đang dần xóa bỏ một số hàng rào phi thuế quan theo cam kết với WTO, đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng. Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các biện pháp phi thuế quan ngày càng tinh vi và khó nhận biết hơn.

Một số ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành non trẻ, vẫn cần sự bảo hộ nhất định để cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ. Đây là lý do vì sao Việt Nam phải tìm cách cân bằng giữa mở cửa thị trường và bảo vệ ngành sản xuất nội địa.

Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng nhiều biện pháp phi thuế quan khác nhau để điều tiết nhập khẩu và bảo vệ lợi ích quốc gia, bao gồm:

  • Quy định về kiểm dịch và an toàn thực phẩm: Các sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm và nông sản, phải trải qua quá trình kiểm dịch nghiêm ngặt trước khi được phép lưu thông trên thị trường.
  • Hạn ngạch nhập khẩu: Một số mặt hàng như muối, thuốc lá nguyên liệu và phân bón vẫn được kiểm soát thông qua hạn ngạch nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
  • Giấy phép nhập khẩu: Nhiều mặt hàng nhạy cảm như dược phẩm và hóa chất yêu cầu giấy phép nhập khẩu, nhằm đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.

Làm thế nào để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vượt qua Non-Tariff Barriers?

Để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước vượt qua khỏi hàng rào phi thế quan thì các doanh nghiệp cần nắm 1 số điều sau:

Đánh giá thị trường xuất khẩu

Mỗi thị trường đều có những yêu cầu riêng biệt, vì vậy việc nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường xuất khẩu là điều không thể thiếu. Doanh nghiệp cần nắm bắt các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như các yêu cầu kiểm dịch mà sản phẩm phải đáp ứng.

Giả sử khi xuất khẩu nông sản sang châu Âu, các doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices) và yêu cầu kiểm dịch khắt khe nhằm vượt qua Non-Tariff Barriers.

Đầu tư vào chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất

Một trong những cách hiệu quả để vượt qua hàng rào phi thuế quan là đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.

  • Đạt các chứng nhận quốc tế: Việc sở hữu các chứng nhận như ISO, HACCP, hay GlobalGAP sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tính.
  • Kiểm soát chất lượng: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sản xuất mà còn đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn khi xuất khẩu.

Xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường

Việc xây dựng một chiến lược thâm nhập thị trường bài bản sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua hàng rào phi thuế quan một cách hiệu quả hơn.

Một số gợi ý cho cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như sau:

  • Liên kết với đối tác địa phương: Hợp tác với các đối tác am hiểu thị trường bản địa có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tiếp cận thị trường nhanh chóng.
  • Tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA): Các FTA mà Việt Nam tham gia như CPTPP, EVFTA mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu khi được hưởng các ưu đãi về thuế quan và tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.

Có những hiệp định nào giúp giảm bớt ảnh hưởng của hàng rào phi thuế quan?

Dưới đây là một số hiệp định thương mại tư do mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên biết: 

  • Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam – EU (EVFTA)
  • Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
  • Hiệp Định ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)
  • Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực (RCEP)
  • …..

Kết luận

Việc hiểu và nắm rõ về hàng rào phi thuế quan là một yếu tố then chốt trong việc thâm nhập và phát triển trên thị trường quốc tế. Nếu bạn còn thắc mắc hàng rào phi thuế quan Non-Tariff Barriers là gì thì hãy liên hệ với mình để được giải đáp chi tiết hơn nhé. 

=>> Bên cạnh hàng rào phi thuế quan, có lẽ bạn cũng muốn tìm hiểu thêm về Rào cản thương mại Trade Barrier là gì?

Nội dung được tham khảo bởi Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 số 107/2016/QH13 áp dụng 2024 được chia sẻ trên website Thư Viện Pháp Luật. 

5/5 - (4 bình chọn)

Ghi chú: Chúng tôi không trực tiếp cung cấp câu trả lời mà thay vào đó, chúng tôi tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy trên internet bao gồm các trang báo chính thống như VnExpress hoặc các trang chuyên chia sẻ luật như Thư Viện Pháp Luật, cùng với các tài liệu, hiến pháp, quy định chính thống được luật pháp Việt Nam quy định trong các bộ luật thương mại, luật hải quan, luật xuất nhập khẩu,... Điều này giúp bạn đọc có được câu trả lời chi tiết, nhanh chóng và chính xác nhất mà không cần phải tìm đọc nhiều bài viết và tiết kiệm thời gian của bạn.

2 những suy nghĩ trên “Hàng rào phi thuế quan Non-Tariff Barriers là gì? Các loại hàng rào phi thuế quan hiện nay

    • Nguyễn Văn Đạt - Founder website Isis Logistics nói:

      Mình có thể giải thích với bạn như sau:
      – Non-Tariff Barriers (NTBs): Là các rào cản không phải thuế quan như quy định về an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch, và các biện pháp hành chính khác. Mục tiêu là hạn chế nhập khẩu hoặc bảo vệ ngành công nghiệp trong nước mà không áp dụng thuế.
      – Tariff Rate Quotas (TRQs): Là biện pháp kết hợp giữa hạn ngạch và thuế quan. Hàng hóa được nhập khẩu trong một hạn ngạch nhất định sẽ được áp dụng mức thuế thấp hơn hoặc không thuế; nếu vượt quá hạn ngạch, mức thuế cao hơn sẽ được áp dụng.
      =>> Tóm lại, NTBs là các biện pháp không thuế trực tiếp để hạn chế nhập khẩu, trong khi TRQs kết hợp giữa hạn ngạch và thuế quan để điều chỉnh lượng hàng nhập khẩu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *