Hạn ngạch xuất nhập khẩu là gì? Quy định về hạn ngạch xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Hạn ngạch xuất nhập khẩu là những quy định của nhà nước về số lượng hàng hóa tối đa được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. 

Hạn ngạch này được áp dụng nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, điều tiết thị trường, và trong nhiều trường hợp, là một phần của các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Một trong những ví dụ dễ hiểu về hạn ngạch xuất nhập khẩu là việc quản lý nhập khẩu gạo. Giả sử, Việt Nam quyết định giới hạn số lượng gạo nhập khẩu trong một năm là 100.000 tấn gạo/năm để bảo vệ nông dân và ngành nông nghiệp trong nước. 

Lúc này Bộ Công Thương sẽ đặt ra một mức hạn ngạch cho gạo nhập khẩu. Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu gạo phải tuân thủ hạn ngạch này, nếu không sẽ phải đối mặt với các hình phạt hoặc thuế suất cao hơn.

Nội dung được tham khảo từ Luật Quản lý ngoại thương 2017 số 05/2017/QH14 cùng 1 số tài liệu liên quan khác về hạn ngạch xuất nhập khẩu được đăng tải trên website Thư Viện Pháp Luật.

Phân loại hạn ngạch xuất nhập khẩu

Hạn ngạch xuất nhập khẩu thường được phân loại thành 2 loại là hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch xuất nhập khẩu tự nguyện.

Hạn ngạch thuế quan

Hạn ngạch thuế quan hay Tariff Rate Quota là loại hạn ngạch mà lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ bị giới hạn thông qua việc áp dụng mức thuế quan khác nhau dựa trên số lượng hàng hóa. Cụ thể:

  • Trong hạn ngạch: Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa với số lượng nằm trong giới hạn quy định sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn. 
  • Ngoài hạn ngạch: Khi số lượng hàng hóa nhập khẩu vượt quá giới hạn hạn ngạch, mức thuế quan cao hơn sẽ được áp dụng. 

Giả sử nếu một doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu gạo với số lượng dưới 100 tấn, mức thuế nhập khẩu có thể chỉ từ 5-10%. Tuy nhiên, nếu số lượng nhập khẩu vượt quá 100 tấn, mức thuế có thể tăng lên đến 50-60%. 

=>> Nếu bạn chưa biết Hạn ngạch thuế quan là gì thì bạn hãy đọc qua bài viết Tariff Rate Quota là gì để hiểu rõ hơn nhé. 

Hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện

Khác với hạn ngạch thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện là một hình thức hạn ngạch được thiết lập bởi chính nước xuất khẩu, thường theo yêu cầu của nước nhập khẩu. 

Mục tiêu của VER là giảm thiểu áp lực cạnh tranh lên ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu.

Một ví dụ điển hình của hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện là việc Nhật Bản tự nguyện hạn chế số lượng ô tô xuất khẩu sang Mỹ trong những năm 1980. 

Theo thỏa thuận, Nhật Bản chỉ xuất khẩu tối đa 1,68 triệu chiếc ô tô mỗi năm vào thị trường Mỹ. Mặc dù đây là một hạn chế tự nguyện, nhưng nó đã giúp giảm áp lực cạnh tranh cho các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và duy trì mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

Quy định về hạn ngạch xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, những hàng hóa thường bị áp đặt hạn ngạch bao gồm các sản phẩm nông nghiệp như gạo, đường, thép,… và một số mặt hàng công nghiệp. Các quy định này thường được điều chỉnh dựa trên nhu cầu thị trường và các thỏa thuận thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia. 

Trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), Việt Nam cam kết mở rộng hạn ngạch cho một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu, nhưng đồng thời cũng áp dụng các biện pháp bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. 

Trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam cam kết giảm hoặc loại bỏ các hạn ngạch đối với một số sản phẩm xuất khẩu, nhằm thúc đẩy xuất khẩu và gia tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

Tác động của hạn ngạch đến thị trường và doanh nghiệp

Hạn ngạch xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp đến giá cả thị trường thông qua cơ chế cung cầu. Khi cung cầu bị giới hạn bởi hạn ngạch, giá cả của hàng hóa bị ảnh hưởng theo hai chiều hướng:

  • Giá tăng: Khi hạn ngạch được áp đặt, lượng hàng hóa nhập khẩu bị giới hạn, dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung trên thị trường. Kết quả là, giá cả của những hàng hóa này có xu hướng tăng cao hơn so với mức bình thường. 
  • Giá giảm: Ngược lại, nếu hạn ngạch xuất khẩu được áp đặt bởi nước xuất khẩu, lượng hàng hóa trong nước có thể gia tăng đột ngột do không thể xuất khẩu được. 

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hạn ngạch không chỉ ảnh hưởng đến giá cả mà còn tác động sâu rộng đến chiến lược kinh doanh. Vì vậy, khi một doanh nghiệp vô tình vượt quá hạn ngạch nhập khẩu hoặc xuất khẩu, thì doanh nghiệp nên cân nhắc việc sử dụng các sản phẩm thay thế hoặc thay đổi quy trình sản xuất để giảm thiểu tác động chi phí. 

Kết luận

Hạn ngạch xuất nhập khẩu không chỉ là một công cụ điều tiết thị trường mà còn là một cơ hội để doanh nghiệp trong nước phát triển, nếu biết cách tận dụng nó một cách hiệu quả. Nếu còn thắc mắc hạn ngạch xuất nhập khẩu là gì thì hãy liên hệ với mình để được giải đáp chi tiết hơn nhé. 

5/5 - (4 bình chọn)

Ghi chú: Chúng tôi không trực tiếp cung cấp câu trả lời mà thay vào đó, chúng tôi tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy trên internet bao gồm các trang báo chính thống như VnExpress hoặc các trang chuyên chia sẻ luật như Thư Viện Pháp Luật, cùng với các tài liệu, hiến pháp, quy định chính thống được luật pháp Việt Nam quy định trong các bộ luật thương mại, luật hải quan, luật xuất nhập khẩu,... Điều này giúp bạn đọc có được câu trả lời chi tiết, nhanh chóng và chính xác nhất mà không cần phải tìm đọc nhiều bài viết và tiết kiệm thời gian của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *