Vận đơn hàng không Airway Bill là gì? Phân loại các loại vận đơn hàng không Airway Bill

Airway Bill (AWB) hay vận đơn hàng không là một loại chứng đóng vai trò như một hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng (shipper) và hãng vận chuyển (carrier), đồng thời cũng là bằng chứng về việc hàng hóa đã được gửi đi và đang trên đường đến điểm đến bằng đường hàng không.

Airway Bill chứa đựng nhiều thông tin quan trọng như thông tin người gửi, người nhận, chi tiết về hàng hóa, và các điều khoản vận chuyển.

Các chức năng chính của AWB

Airway Bill (AWB) có ba chức năng chính như sau:

  • Chứng từ hợp đồng vận chuyển: Đây là bằng chứng pháp lý cho việc thỏa thuận vận chuyển hàng hóa giữa người gửi và hãng vận chuyển.
  • Chứng từ nhận hàng: Khi hàng hóa được giao cho hãng vận chuyển, Airway Bill xác nhận rằng hàng đã được nhận và đang được vận chuyển.
  • Chứng từ bảo hiểm: Airway Bill cũng có thể được sử dụng như một chứng từ để bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Các loại vận đơn hàng không Airway Bill

HAWB (House Airway Bill) và MAWB (Master Airway Bill) là hai loại vận đơn hàng không được sử dụng phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu. Mặc dù chúng có những điểm tương đồng, nhưng mỗi loại lại có vai trò và chức năng riêng biệt trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

HAWB (House Airway Bill) là gì?

HAWB là vận đơn do đại lý giao nhận (forwarder) phát hành cho người gửi hàng (shipper). HAWB chứa thông tin chi tiết về lô hàng, bao gồm người gửi, người nhận, chi tiết hàng hóa và điều khoản vận chuyển. ‘

Đây là hợp đồng giữa người gửi hàng và đại lý giao nhận. Với HAWB, đại lý giao nhận chịu trách nhiệm chính về hàng hóa từ khi nhận đến khi giao cho người nhận cuối cùng.

MAWB (Master Airway Bill) là gì?

MAWB là vận đơn do hãng vận chuyển (carrier) phát hành cho đại lý giao nhận. Nó chứa thông tin tổng quát về lô hàng của nhiều người gửi khác nhau được gộp lại trong một chuyến bay. 

MAWB là hợp đồng giữa đại lý giao nhận và hãng vận chuyển, đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được vận chuyển từ điểm xuất phát đến điểm đến theo thỏa thuận.

Sự khác biệt giữa HAWB và MAWB

HAWB (House Airway Bill)MAWB (Master Airway Bill)
Phát hành bởiĐại lý giao nhậnHãng vận chuyển
Hợp đồng vận chuyểnGiữa người gửi hàng và đại lý giao nhậnGiữa đại lý giao nhận và hãng vận chuyển
Thông tin chứa đựngChi tiết từng lô hàng cụ thểTổng quát thông tin của nhiều lô hàng

Những thông tin cần có trên bảng vận đơn hàng không

Bảng vận đơn hàng không là biểu mẫu do IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế) quy định. Trên mặt trước của bảng vận đơn hàng không cần có nhiều thông tin quan trọng như sau: 

  1. Shipper name and address (Tên và địa chỉ người gửi hàng): Đây là thông tin về người gửi hàng, giúp nhận diện ai là người gửi hàng hóa này.
  2. Consignee name and address (Tên và địa chỉ người nhận hàng): Thông tin về người nhận hàng, đảm bảo hàng hóa được giao đúng người.
  3. AWB number (Số vận đơn hàng không): Mã số duy nhất giúp theo dõi và quản lý lô hàng.
  4. Airport of departure (Sân bay khởi hành): Nơi bắt đầu hành trình của lô hàng.
  5. Issuing carrier’s name and address (Tên, địa chỉ người phát hành vận đơn): Thông tin về hãng vận chuyển chịu trách nhiệm cho lô hàng.
  6. Issuing carrier’s agent (Ðại lý của người chuyên chở): Đại lý đại diện cho hãng vận chuyển.
  7. Routine (Tuyến đường): Chi tiết về lộ trình của lô hàng.
  8. Accounting information (Thông tin thanh toán): Các chi tiết về việc thanh toán cho lô hàng.
  9. Currency (Tiền tệ): Loại tiền tệ sử dụng cho giao dịch.
  10. Charges codes (Mã thanh toán cước): Mã số để nhận diện loại phí.
  11. Charges (Cước phí và chi phí): Các khoản phí liên quan đến vận chuyển.
  12. Declare value for carriage (Giá trị kê khai vận chuyển): Giá trị của hàng hóa được kê khai cho mục đích vận chuyển.
  13. Declare value for customs (Giá trị khai báo hải quan): Giá trị hàng hóa kê khai cho hải quan.
  14. Amount of insurance (Số tiền bảo hiểm): Giá trị bảo hiểm cho lô hàng.
  15. Handing information (Thông tin làm hàng): Hướng dẫn chi tiết về cách xử lý hàng hóa.
  16. Number of pieces (Số kiện): Số lượng kiện hàng.
  17. Other charges (Các chi phí khác): Bất kỳ chi phí nào khác liên quan đến lô hàng.
  18. Prepaid (Cước và chi phí trả trước): Chi phí đã được thanh toán trước.
  19. Collect (Cước và chi phí trả sau): Chi phí sẽ được thanh toán khi giao hàng.
  20. Shipper of certification box (Ô ký xác nhận của người gửi hàng): Nơi người gửi hàng ký xác nhận.
  21. Carrier of execution box (Ô dành cho người chuyên chở): Nơi người vận chuyển ký xác nhận.
  22. For carrier of use only at destination (Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến): Dành cho hãng vận chuyển tại điểm đến.
  23. Collect charges in destination currency, for carrier of use only (Cước trả sau bằng loại tiền ở điểm đến, chỉ dùng cho người chuyên chở hàng): Chi phí trả sau bằng tiền tệ tại điểm đến.
Những thông tin cần có trên Airway Bill
Những thông tin cần có trên Airway Bill

Mặt sau của bảng vận đơn hàng không chứa thông tin về trách nhiệm của người chuyên chở và điều kiện hợp đồng. Những thông tin này bao gồm các thông tin như sau: 

Thông báo trách nhiệm của người chuyên chở: 

Trên mặt sau của vận đơn hàng không, người chuyên chở sẽ thông báo về giới hạn trách nhiệm của bên vận chuyển nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người gửi hàng và người chuyên chở. 

Một số điều kiện trong hợp đồng vận chuyển: 

Mặt sau của vận đơn hàng không còn bao gồm các điều kiện hợp đồng chi tiết. Dưới đây là các điều khoản thường có trong phần này:

  • Định Nghĩa: Các định nghĩa về người chuyên chở, công ước Warszawa 1929, vận chuyển, điểm dừng thỏa thuận, v.v.
  • Thời Hạn Trách Nhiệm: Thời gian mà người chuyên chở có trách nhiệm với hàng hóa, từ khi nhận hàng đến khi giao hàng.
  • Cơ Sở Trách Nhiệm: Các điều kiện và cơ sở mà người chuyên chở phải chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Giới Hạn Trách Nhiệm: Mức bồi thường tối đa trong trường hợp hàng hóa bị mất hoặc hư hại, thường được quy định bởi các công ước quốc tế.
  • Cước Phí Chuyên Chở: Quy định về cước phí vận chuyển hàng hóa, bao gồm cách tính toán và thanh toán.
  • Trọng Lượng Tính Cước: Trọng lượng hàng hóa được sử dụng để tính cước phí, thường là trọng lượng thực tế hoặc trọng lượng thể tích, tùy theo quy định của người chuyên chở.
  • Thời Hạn Thông Báo Tổn Thất: Thời gian mà người gửi hàng hoặc người nhận hàng phải thông báo về bất kỳ tổn thất nào đối với hàng hóa.
  • Thời Hạn Khiếu Nại: Thời gian mà người gửi hàng hoặc người nhận hàng có thể khiếu nại người chuyên chở về tổn thất hàng hóa.
  • Luật Áp Dụng: Quy định về luật pháp áp dụng cho hợp đồng vận chuyển, thường là luật của quốc gia nơi người chuyên chở đặt trụ sở hoặc theo công ước quốc tế.

=>> Một thuật ngữ khác trong vận chuyển hàng không mà bạn nên tìm hiểu là Air Freight là gì?

Mẫu Airway Bill
Mẫu Airway Bill

Quy trình điền thông tin Airway Bill

Trước khi bắt đầu điền vận đơn hàng không, bạn cần chuẩn bị một số thông tin quan trọng như:

  • Thông tin người gửi (Shipper): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
  • Thông tin người nhận (Consignee): Tên, địa chỉ, số điện thoại.
  • Thông tin về hàng hóa: Loại hàng, số lượng, trọng lượng, giá trị hàng hóa.
  • Thông tin về chuyến bay: Số chuyến bay, ngày bay, điểm đi và điểm đến.
  • Thông tin về dịch vụ vận chuyển: Loại dịch vụ, cước phí, các điều kiện đặc biệt (nếu có).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết thì bạn hãy điền vào giấy vận đơn hàng không dựa theo những thông tin mà AWB yêu cầu ở trên. 

Nếu vận đơn hàng không bị mất thì phải làm sao?

Nếu vận đơn hàng không của bạn bị mất thì bạn hãy làm theo các bước sau: 

  • Đầu tiên bạn hãy thông báo ngay lập tức cho hãng vận chuyển
  • Sau đó bạn hãy yêu cầu bên hãng cấp lại bản sao và các tài liệu bổ sung là được nhé. 
  • Để chắc chắn hơn thì bạn có thể hỏi trực tiếp bên hỗ trợ chăm sóc khách hàng để hiểu rõ hơn về những vấn đề có thể sảy ra khi mất Airway Bill. 

Tôi có thể kiểm tra AWB online ở đâu?

Bạn có thể kiểm tra vận đơn hàng không của bạn qua những kênh sau: 

  • Trang Web của hãng vận chuyển
  • Trang Web của đại lý giao nhận
  • Trang Web tổng hợp về vận chuyển

Các bước kiểm tra mã AWB online như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn Bị Số AWB
  • Bước 2: Truy Cập Trang Web Kiểm Tra mã AWB
  • Bước 3: Nhập Số AWB
  • Bước 4: Xem Kết Quả

Airway Bill có mấy bản gốc?

Thông thường, AWB sẽ có tối thiểu 9 bản. Tuy nhiên, trong đó có 3 bản gốc quan trọng nhất bao gồm:

  • Bản gốc số 1 (Original 1 – For Issuing Carrier): Dành cho hãng hàng không phát hành vận đơn.
  • Bản gốc số 2 (Original 2 – For Consignee): Dành cho người nhận hàng.
  • Bản gốc số 3 (Original 3 – For Shipper): Dành cho người gửi hàng.
  • Các bản sao: Dành cho các bên liên quan khác trong quá trình vận chuyển.

=>> Bên cạnh vận đơn hàng không thì bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về Vận đơn đường biển Bill of Lading B/L là gì?

Kết luận

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về những loại vận đơn hàng không cũng như những nội dung quan trọng bắt buộc phải có khi điền thông tin trên AWB. Qua đó giúp bạn giải đáp được thắc mắc Airway Bill là gì? Hãy theo dõi mình để đọc thêm nhiều bài viết về lĩnh vực logistic nhé.

Nội dung bài viết được căn cứ dựa theo Điều 128 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam cùng 1 số tài liệu khác về vận chuyển hàng không trong bộ luật của Việt Nam. 

5/5 - (2 bình chọn)

Ghi chú: Chúng tôi không trực tiếp cung cấp câu trả lời mà thay vào đó, chúng tôi tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn đáng tin cậy trên internet bao gồm các trang báo chính thống như VnExpress hoặc các trang chuyên chia sẻ luật như Thư Viện Pháp Luật, cùng với các tài liệu, hiến pháp, quy định chính thống được luật pháp Việt Nam quy định trong các bộ luật thương mại, luật hải quan, luật xuất nhập khẩu,... Điều này giúp bạn đọc có được câu trả lời chi tiết, nhanh chóng và chính xác nhất mà không cần phải tìm đọc nhiều bài viết và tiết kiệm thời gian của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *